Báo động tình trạng bệnh mạn tính ngày càng trẻ hóa: Làm gì để phòng ngừa, nhận biết sớm?

Một tình trạng đáng báo động hiện nay là sự gia tăng bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường... ở người trẻ tuổi. Vậy chúng ta có thể làm gì để phòng ngừa?

Theo các chuyên gia y tế, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, hiện nay chúng ta bắt gặp không ít các thanh niên "ngủ ngày cày đêm", lười vận động, gây nên sự đảo lộn của sinh hoạt. Ngoài ra, nhiều người ăn uống kém lành mạnh, ưa chuộng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường hoặc dầu mỡ, thức uống có ga hoặc có cồn… Tỷ lệ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, gút, thậm chí ung thư gia tăng trong giới trẻ cũng đang gióng lên những hồi chuông đáng báo động.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa bệnh không lây nhiễm "là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mạn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm".

Bốn loại chính của bệnh mạn tính không lây là bệnh tim mạch, ung thư, các bệnh về đường hô hấp mạn tính và tiểu đường.

Theo Tổng hội Y học Việt Nam, ước tính, năm 2016, Việt Nam có 548.800 ca tử vong, trong đó nguyên nhân do bệnh không lây nhiễm chiếm 77% (44% tử vong trước 70 tuổi). Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp; 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường; 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư.

Đáng báo động, nhiều căn bệnh trước đây chỉ gặp ở người cao tuổi thì hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Báo động tình trạng bệnh mạn tính ngày càng trẻ hóa: Làm gì để phòng ngừa, nhận biết sớm? - Ảnh 1.

Tiểu đường - căn bệnh hàng chục biến chứng đang gia tăng ở người trẻ tuổi. Ảnh minh họa.

Bệnh mạn tính không có vắc xin đặc trị và bệnh cũng không thể tự biến mất. Đặc biệt, không phải cứ dùng thuốc là hết bệnh, mà phải có dinh dưỡng, lối sống chuẩn hàng ngày để kiểm soát và đẩy lùi bệnh tật.

Hậu quả của các bệnh mạn tính không lây còn gây ra sự gia tăng chi phí khám chữa bệnh và quá tải bệnh viện. Thêm vào đó, các bệnh mạn tính thường có nhiều biến chứng và thời gian điều trị khá lâu.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác cho giai đoạn 2015 – 2025. Theo đó, mục tiêu chung đặt ra là khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Hiểu được nhu cầu đó, dự án sức khỏe Dr Green triển khai tuyến bài Báo động bệnh mạn tính không lây trẻ hoá. Tuyến bài hướng đến cung cấp thông tin cảnh báo, nhận biết dấu hiệu bệnh, phương pháp điều trị và cách phòng bệnh của những căn bệnh này.

Hiện nay, dự án Dr Green đã thực hiện được 6 tháng với 6 chuyên đề trên các kênh bao gồm "Sống khoẻ - quà tặng cháu con", "Thở thật thảnh thơi", "Tiểu đường đừng coi thường", "Sức khoẻ sinh sản", "Ung thư không phải là hết", "F0- không hoảng hốt".

Báo động tình trạng bệnh mạn tính ngày càng trẻ hóa: Làm gì để phòng ngừa, nhận biết sớm? - Ảnh 2.

Tuyến bài "Ung thư không phải là hết" thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả.

Tính đến nay, các hoạt động nội dung của Dr Green đã tiếp cận tới hàng triệu người, mang đến cơ hội nâng cao nhận thức về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần mỗi ngày cho cộng đồng, giúp nhiều người tiếp cận được các kiến thức về sức khỏe uy tín được bảo chứng bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành.

Hãy theo dõi Dr Green và để lại thông tin TẠI ĐÂY để được cập nhật những tin tức mới nhất và giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe, y tế ngay từ hôm nay!

https://soha.vn/bao-dong-tinh-trang-benh-man-tinh-ngay-cang-tre-hoa-lam-gi-de-phong-ngua-nhan-biet-som-2022032515233758.htm