Nghén là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu. Không ít người bị nghén nặng, nôn ói nhiều, làm cơ thể mất nước, sụt cân, tinh thần căng thẳng…
Sản phụ khám thai định kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - Ảnh: BVCC
Nhiều người động viên "mẹ bầu càng nghén, con càng khỏe", điều này có đúng?
Bác sĩ sản phụ khoa Phan Diễm Đoan Ngọc cho biết nghén là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ với các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước…
Nghén thường xảy ra vào buổi sáng, tuy nhiên chúng có thể xảy ra bất cứ buổi nào trong ngày. Mẹ bầu thường bắt đầu cơn nghén vào trước tuần thai thứ 9 và kết thúc trước tuần 12 - 14. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nghén kéo dài qua vài tháng và có thể suốt thai kỳ.
Khoảng 0,3 - 3% thai kỳ bị tình trạng Vợ mang thai, nhưng vì sao chồng lại…nghén?ĐỌC NGAY
Một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bị nghén trong thai kỳ có tỉ lệ sẩy thai thấp hơn người không nghén. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nghén nặng và bị sụt cân thì có thể làm bé bị nhẹ cân lúc sinh. Một số trường hợp mẹ đang nghén bỗng đột ngột hết nghén thì mẹ nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng thai.
Mẹ bầu bị nghén trong thai kỳ thường được bác sĩ tư vấn cách ăn uống, lựa chọn thực phẩm và sinh hoạt. Theo đó, mẹ bầu không nên ăn quá no hay để bụng quá đói đều làm tăng cảm giác nôn, buồn nôn.
Nên chia nhỏ cữ ăn thành nhiều bữa thay vì chỉ ăn ba cữ chính. Thử ăn vài cái bánh quy, snack vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để trung hòa acid dạ dày sau một đêm ngủ dài.
Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt, nặng mùi… Nên ăn các thức ăn đơn giản, dễ tiêu hóa, không mùi, không dầu mỡ, khô (chuối, bánh mì, mì Ý, khoai tây, ngũ cốc…), các loại thực phẩm mát lạnh (salad, sữa chua, trái cây hoặc xúp lạnh). Trong ngày, có thể ngậm thêm gừng tươi, mứt hay kẹo gừng, uống trà gừng.
Song song đó nên uống nhiều nước. Các loại nước lạnh, chua, có mùi dễ chịu như nước chanh, nước cam, bạc hà, trà xanh… có thể làm mẹ dễ chịu hơn.
Sau khi thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây nôn nhưng vẫn không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống nôn và vitamin để cắt giảm cơn nghén.
Thai nghén có bị ảnh hưởng bởi tinh trùng?
TTO - Em có thai được 17 tuần, chồng em đang uống thuốc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch ở chân. Thỉnh thoảng em và chồng có quan hệ, xin bác sĩ cho hỏi thuốc có ảnh hưởng đến bào thai thông qua tinh trùng không?
Dù thời tiết nắng gắt hay mưa rào, không ai nản lòng, bởi trong mỗi người đều cháy lên niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm thiêng liêng. Tất cả cùng hướng tới ngày trọng đại với niềm tin và khí thế rạng ngời.
Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu, mà ảnh hưởng đến não bộ và việc học tập của trẻ về sau. Vì thế, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra cảnh báo quan trọng về hậu quả này.
Chỉ ra những nguy cơ gia tăng các bệnh không lây nhiễm, TS.Angela Pratt cho rằng giải pháp hiệu quả là áp dụng thuế để khiến giá đồ uống có đường đắt đỏ hơn, từ đó giúp giảm tiêu dùng các sản phẩm này.
Trước tình trạng thuốc chữa bệnh giả gây bức xúc dư luận, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của cơ sở cung ứng và chính quyền địa phương. Các bộ, ngành phải khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/5/2025.
Người đàn ông may mắn cho biết có một điều ông nhất định muốn làm sau khi trúng số đó là đưa con trai đi xem một trận bóng rổ của đội bóng yêu thích ở khu vực VIP.
Vừa qua, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn vừa điều trị thành công trường hợp tắc ruột non của ông N.H.C (57 tuổi, cư ngụ tại Quận 12), được người nhà đưa vào khoa Cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.