Tử vong sau uống nước sắc rễ cây chữa đau đầu nhưng nhầm sang rễ cây lá ngón
21:14 15/07/2024
Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, một người phụ nữ 46 tuổi ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do người này uống nhầm rễ cây lá ngón.
Dù được điều trị tích cực, bệnh nhân đã tử vong sau khi uống nhầm rễ cây lá ngón - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 15-7, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết bệnh nhân T.T.T. (46 tuổi, ngụ tỉnh Hà Tĩnh) đã tử vong sau khi uống thuốc sắc để chữa bệnh là rễ cây Sát hại chồng bằng nước cây lá ngón rồi bỏ trốn sang Trung Quốc lấy chồng khác
Vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, bệnh nhân trong tình trạng ngừng tuần hoàn phải xử trí cấp cứu, sau 15 phút có mạch trở lại. Tuy nhiên tình trạng ngừng tuần hoàn vẫn tiếp tục xảy ra sau đó.
Cùng ngày, bệnh nhận được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, trụy tim mạch.
Với các biểu hiện của ca bệnh, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc cây lá ngón nên đã thu thập mẫu nước sắc rễ cây của bệnh nhân để làm xét nghiệm tại bệnh viện, đồng thời gửi mẫu tới Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia.
Kết quả xét nghiệm từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy mẫu nước sắc và cành rễ khô thái lát người nhà bệnh nhân cung cấp đều tìm thấy chất độc nhóm koumine và gelsemine. Đây đều là các độc tố trong cây lá ngón.
Theo người nhà bệnh nhân, còn có ba người khác cùng uống nước thuốc sắc từ rễ cây với bệnh nhân. Ba người này uống vào buổi tối hôm trước, sau đó có biểu hiện chóng mặt, mệt lả.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - phân tích: “Ba người uống tối hôm trước, biểu hiện nhẹ có thể do nước thuốc vừa sắc, độc tố ngấm ra chưa nhiều và lượng uống ít.
Còn bệnh nhân T. thì để qua đêm, chất độc khuếch tán, ngấm vào nước, lại uống nhiều 500 - 600ml. Với lá ngón chỉ cần lượng rất nhỏ, 2-3 lá thì có thể nhanh chóng gây tử vong khi ăn phải”.
Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai trước đây cũng đã từng gặp các trường hợp tương tự uống nhầm phải rễ cây lá ngón, hoặc tự tử bằng ăn lá ngón.
Rất dễ nhầm lẫn cây lá ngón với những loại cây thuốc, rau rừng khác
Bác sĩ Nguyên cho biết thêm, cây lá ngón rất dễ nhầm lẫn với các loại cây thuốc, rau rừng, nguy cơ ngộ độc cao nếu ăn phải. Cần loại bỏ cây lá ngón khỏi khu vực sinh sống.
Với tất cả các cây cỏ, động vật, nấm thì việc nhận dạng xác định giữa loại độc và không có độc, hoặc nhận dạng xác định đúng là rất khó và nguy hiểm với người dân, chỉ có các chuyên gia về từng lĩnh vực mới có thể nhận dạng.
Do đó người dân không nên tự ý vào rừng đào rễ cây, hái lá rừng để sử dụng, rất dễ nhầm lẫn với cây lá ngón. Khi người dân mắc bệnh, hãy đi khám tại các cơ sở y tế.
Cây lá ngón có thân cây dạng leo, độc, thường mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi, đặc biệt phía Bắc nước ta. Độc tố chính của lá ngón là các độc tố thần kinh (gây liệt các cơ, giật cơ giống co giật), độc với tim (gây loạn nhịp tim).
Sau khi ăn uống cây lá ngón, độc tố hấp thu nhanh, tình trạng ngộ độc xuất hiện nhanh, chỉ khoảng 5 -10 phút. Nguyên nhân tử vong là do liệt các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn, các cơ vùng hầu họng), co cứng cơ, giật cơ giống co giật hoặc do loạn nhịp tim, hoặc kết hợp các nguyên nhân này.
Ăn lá ngón tự tử ngày tết, hai thanh niên tử vong
TTO - Hai nam thanh niên ở huyện miền núi Kỳ Sơn, Nghệ An nghi ăn lá ngón tự tử. Dù được gia đình đưa đi cấp cứu nhưng hai người này đã tử vong.
Chỉ ra những nguy cơ gia tăng các bệnh không lây nhiễm, TS.Angela Pratt cho rằng giải pháp hiệu quả là áp dụng thuế để khiến giá đồ uống có đường đắt đỏ hơn, từ đó giúp giảm tiêu dùng các sản phẩm này.
Trước tình trạng thuốc chữa bệnh giả gây bức xúc dư luận, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của cơ sở cung ứng và chính quyền địa phương. Các bộ, ngành phải khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/5/2025.
Người đàn ông may mắn cho biết có một điều ông nhất định muốn làm sau khi trúng số đó là đưa con trai đi xem một trận bóng rổ của đội bóng yêu thích ở khu vực VIP.
Vừa qua, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn vừa điều trị thành công trường hợp tắc ruột non của ông N.H.C (57 tuổi, cư ngụ tại Quận 12), được người nhà đưa vào khoa Cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Thường xuyên phải tập luyện với cường độ cao trong điều kiện khắc nghiệt, môi trường độc hại, áp lực công việc, stress… là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lực lượng công an nhân dân.